CHIA SẺ

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỪ BỆNH HẠI CÂY VẠN TUẾ

Cây Vạn Tuế là một trong những loại Cây Cảnh có sức sống mãnh liệt. Loại Cây Cảnh này rất dễ trồng, dễ chăm sóc, vừa chịu hạn tốt lại có thể sống được ở nơi ít ánh sáng nên phù hợp trồng cả trong nhà lẫn ngoài trời. Tuy nhiên, Cây Vạn Tuế cũng có thể bị sâu bệnh hại tấn công. Để giúp Cây Vạn Tuế sinh trưởng, phát triển tốt thì chúng ta cần tìm hiểu được nguyên nhân và cách phòng bệnh cho loại cây này. 


Nguyên nhân và cách trừ bệnh hại Cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế là loại cây khỏe mạnh, có sức sống dẻo dai. Loại cây này chỉ bị tấn công bởi một số loại sâu bệnh hại như sau:

Bệnh Đốm Lá

Dấu hiệu: Trên cây xuất hiện các đốm tròn nhỏ có đường kính từ 1mm – 5mm, màu nâu nhạt, ngày càng lớn dần. Đốm có mép màu nâu đỏ, giữa có màu xám hay màu trắng hoặc nâu, trên bề mặt đốm có nhiều chấm đen. Các đốm nhỏ ở gần nhau tạo thành đốm lớn khô.

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Ascochyta cicadina Scalia gây ra. Đốm chính là bào tử, ngủ qua đông trên lá, sang xuân hè thì phát triển mạnh. Nấm sinh sôi mạnh ở 28 độ và phát triển tốt từ tháng 5 – tháng 11 trong đó mạnh nhất là tháng 8, tháng 9.

Biện pháp phòng chống bệnh: Chọn đất cát hoặc đất hơi chua để phòng bệnh, không trồng cây nơi trũng nước, đặt cây nơi thông thoáng và có đủ ánh sáng. Khi lá non mọc thì loại bỏ lá già đi. Nếu cây đã bị bệnh thì tiến hành phun thuốc Daconil hoặc Super Tank hay Nano bạc 10 ngày/lần.


Bệnh Đốm Lá trên Cây Vạn Tuế

Bệnh Rệp Sáp Mềm Nâu

Dấu hiệu: Trên lá, thân cây xuất hiện các đốm trắng làm lá xoăn lại, cây còi cọc kém phát triển.

Nguyên nhân: Bệnh do Rệp Sáp Mềm Nâu Coccus hesperidum L ký sinh trên lá. Rệp trưởng thành mỗi năm đẻ 3 lứa: một lứa cuối tháng 5, một lứa tháng 7 và một lứa tháng 10. Rệp qua đông trên cành non và lá non.

Biện pháp phòng chống bệnh: Phun thuốc Classico, Vua Sâu Rệp

Bệnh Rệp Tròn Nâu Đen


Bệnh Rệp Tròn Nâu Đen trên Cây Vạn Tuế

Dấu hiệu: Rệp ký sinh trên thân cây, lá cây. Rệp cái có hình tròn, ở giữa lồi lên, toàn bộ rệp màu tím xen nâu đen nhưng mép màu trắng hoặc xám. Con đực hình bầu dục và cùng màu với con cái. Con non 1 tuổi có hình trứng, màu vàng cam, có 3 đôi chân, 1 đôi râu đầu. Phần đuôi con non có 1 đôi lông dài. Đến năm 2 tuổi, rệp mất hết râu, đầu, đuôi, chân đều mất đi.

Nguyên nhân:
Rệp đẻ nhiều, mỗi năm từ 5 – 6 lứa trên Cây Vạn Tuế gây hại cho cây.

Biện pháp phòng chống bệnh: Chữa trị bệnh bằng cách phun Rogor hay Malathion 0,1% hoặc sử dụng hợp chất 2 phần nhựa thông+ 1 phần NaOH+ 25 phần nước.