CHIA SẺ

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÂY VẠN TUẾ CHẤT LƯỢNG

Cây Vạn Tuế là cây trồng đẹp, dễ chăm sóc nên được nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà. Nhu cầu mua Cây Vạn Tuế lớn đã đẩy nguồn cung cây lên cao, khiến cho các địa chỉ cung cấp Vạn Tuế khá dồi dào. Tuy nhiên mua Cây Vạn Tuế ở đâu để đảm bảo chất lượng mà vẫn hợp lý về giá thành thì rất ít người biết. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một địa chỉ cung cấp Cây Vạn Tuế chất lượng.


Cây Vạn Tuế

Những vấn đề người tiêu dùng thường gặp với Cây Vạn Tuế

Khi mua Vạn Tuế, người tiêu dùng thường gặp phải một số trường hợp sau:
  • Hình dáng cây không như ý muốn.
  • Ban đầu cây xanh tốt, về sau dễ bị sâu bệnh, rụng lá, còi cọc.
  • Giá thành cao, không tương xứng với chất lượng.
  • Mua Vạn Tuế về nhưng không biết chăm sóc ra sao.

Những vấn đề người tiêu dùng thường gặp với Cây Vạn Tuế

Địa chỉ cung cấp Cây Vạn Tuế chất lượng cao

Cây Xanh Gia Nguyễn là địa chỉ cung cấp các loại Cây Cảnh chất lượng cao, trong đó có Cây Vạn Tuế. Cây Vạn Tuế mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng có những ưu điểm sau:
  • Cây giống thuần chủng, chất lượng cao, đa dạng về kích thước, thoải mái cho bạn lựa chọn.
  • Cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh, đã được kiểm định kỹ lưỡng về chất lượng trước khi bàn giao tới khách hàng.
  • Cây Vạn Tuế chúng tôi tự ươm trồng, không qua trung gian nên giá thành rất phải chăng.
  • Không giới hạn về số lượng cây, mua nhiều không phải chờ đợi lâu.

Địa chỉ cung cấp Cây Vạn Tuế chất lượng cao

Khi mua hàng tại Cây Xanh Gia Nguyễn, Bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc Cây Vạn Tuế hiệu quả và được hỗ trợ vận chuyển tận nơi.

Liên hệ ngay:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÂY XANH GIA NGUYỄN

Địa chỉ: Số 61, Đường số 12, Khu Đô Thị Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại : 0283 88 222 70

Hotline : 093.76.70.722 – 0389.667.517

Email : CayXanhGiaNguyen@gmail.com

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỪ BỆNH HẠI CÂY VẠN TUẾ

Cây Vạn Tuế là một trong những loại Cây Cảnh có sức sống mãnh liệt. Loại Cây Cảnh này rất dễ trồng, dễ chăm sóc, vừa chịu hạn tốt lại có thể sống được ở nơi ít ánh sáng nên phù hợp trồng cả trong nhà lẫn ngoài trời. Tuy nhiên, Cây Vạn Tuế cũng có thể bị sâu bệnh hại tấn công. Để giúp Cây Vạn Tuế sinh trưởng, phát triển tốt thì chúng ta cần tìm hiểu được nguyên nhân và cách phòng bệnh cho loại cây này. 


Nguyên nhân và cách trừ bệnh hại Cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế là loại cây khỏe mạnh, có sức sống dẻo dai. Loại cây này chỉ bị tấn công bởi một số loại sâu bệnh hại như sau:

Bệnh Đốm Lá

Dấu hiệu: Trên cây xuất hiện các đốm tròn nhỏ có đường kính từ 1mm – 5mm, màu nâu nhạt, ngày càng lớn dần. Đốm có mép màu nâu đỏ, giữa có màu xám hay màu trắng hoặc nâu, trên bề mặt đốm có nhiều chấm đen. Các đốm nhỏ ở gần nhau tạo thành đốm lớn khô.

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Ascochyta cicadina Scalia gây ra. Đốm chính là bào tử, ngủ qua đông trên lá, sang xuân hè thì phát triển mạnh. Nấm sinh sôi mạnh ở 28 độ và phát triển tốt từ tháng 5 – tháng 11 trong đó mạnh nhất là tháng 8, tháng 9.

Biện pháp phòng chống bệnh: Chọn đất cát hoặc đất hơi chua để phòng bệnh, không trồng cây nơi trũng nước, đặt cây nơi thông thoáng và có đủ ánh sáng. Khi lá non mọc thì loại bỏ lá già đi. Nếu cây đã bị bệnh thì tiến hành phun thuốc Daconil hoặc Super Tank hay Nano bạc 10 ngày/lần.


Bệnh Đốm Lá trên Cây Vạn Tuế

Bệnh Rệp Sáp Mềm Nâu

Dấu hiệu: Trên lá, thân cây xuất hiện các đốm trắng làm lá xoăn lại, cây còi cọc kém phát triển.

Nguyên nhân: Bệnh do Rệp Sáp Mềm Nâu Coccus hesperidum L ký sinh trên lá. Rệp trưởng thành mỗi năm đẻ 3 lứa: một lứa cuối tháng 5, một lứa tháng 7 và một lứa tháng 10. Rệp qua đông trên cành non và lá non.

Biện pháp phòng chống bệnh: Phun thuốc Classico, Vua Sâu Rệp

Bệnh Rệp Tròn Nâu Đen


Bệnh Rệp Tròn Nâu Đen trên Cây Vạn Tuế

Dấu hiệu: Rệp ký sinh trên thân cây, lá cây. Rệp cái có hình tròn, ở giữa lồi lên, toàn bộ rệp màu tím xen nâu đen nhưng mép màu trắng hoặc xám. Con đực hình bầu dục và cùng màu với con cái. Con non 1 tuổi có hình trứng, màu vàng cam, có 3 đôi chân, 1 đôi râu đầu. Phần đuôi con non có 1 đôi lông dài. Đến năm 2 tuổi, rệp mất hết râu, đầu, đuôi, chân đều mất đi.

Nguyên nhân:
Rệp đẻ nhiều, mỗi năm từ 5 – 6 lứa trên Cây Vạn Tuế gây hại cho cây.

Biện pháp phòng chống bệnh: Chữa trị bệnh bằng cách phun Rogor hay Malathion 0,1% hoặc sử dụng hợp chất 2 phần nhựa thông+ 1 phần NaOH+ 25 phần nước.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VẠN TUẾ

Một trong những loại Cây Cảnh được trồng nhiều nhất tại Việt Nam chính là Cây Vạn Tuế. Cây Vạn Tuế được ưa chuộng không chỉ bởi hình dáng đẹp, có ý nghĩa phong thủy mà còn bởi điều kiện sống rất phù hợp với khí hậu Việt Nam nên dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để Cây Vạn Tuế sinh trưởng và phát triển tốt người trồng cần chú ý tới kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Vạn Tuế.


Cây Vạn Tuế Giống

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Vạn Tuế

  • Thời điểm trồng
Người ta thường trồng Cây Vạn Tuế vào tháng 3 – tháng 4 hay tháng 8 – tháng 9 hàng năm vì khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng.
  • Chọn giống
Chọn cây giống to khỏe, không sâu bệnh, có đủ các bộ phận rễ, thân, lá,…


Kỹ thuật trồng Cây Vạn Tuế
  • Đất trồng
Nên trồng trong đất thịt, có ủ các loại phân chuồng hoai mục và vôi bột để khử trùng. Tiến hành trộn đều và ủ trong một tháng trước khi trồng.
  • Kỹ thuật trồng
Đặt cây xuống đất sao cho phần đất chạm vào phần củ to của cây. Chú ý tuyệt đối không nên trồng quá nông hay quá sâu vì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Khi trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm.
  • Kỹ thuật chăm sóc
Cây Vạn Tuế khá dễ chăm sóc. Vào thời điểm cây non thì bạn cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây. Khi cây đã trưởng thành thì tùy thuộc vào tình trạng của cây mà có thể cân đối tưới nước 2- 3 ngày/lần.

Cây Vạn Tuế là cây có sức sống cao nhưng cũng cần được chăm sóc cẩn thận. Không được để cây khô héo vì khi thiếu nước cây rất dễ chết.


Kỹ thuật chăm sóc Cây Vạn Tuế

Để có được Cây Vạn Tuế như ý muốn thì kỹ thuật trồng và chăm sóc chỉ là một phần, phần còn lại phụ thuộc rất nhiều vào giống cây Bạn lựa chọn nên cần chú ý Mua Cây Giống uy tín.

Cây Xanh Gia Nguyễn là địa chỉ Bán Cây Giống Vạn Tuế chất lượng cao với giá thành rất hợp lý. Chúng tôi có vườn ươm nên tự sản xuất ra cây giống, không qua trung gian, đảm bảo mang đến cho khách hàng những Cây Vạn Tuế Giống chất lượng nhất với giá thành tốt nhất.

LÀM GIÀU TỪ CÂY VẠN TUẾ

Một trong những loại Cây Cảnh được người Việt Nam nói riêng và người Châu Á nói chung hết sức ưa chuộng chính là Cây Vạn Tuế. Cây Vạn Tuế có mặt tại hầu hết mọi địa phương trên cả nước, vừa góp phần làm đẹp cho cảnh quan, lại là vị thuốc hiệu quả chữa bệnh cho con người. Để đáp ứng nguồn cầu Cây Vạn Tuế, rất nhiều hộ dân đã trồng Cây Vạn Tuế để làm giàu. Làm giàu từ Cây Vạn Tuế không hề khó và rất nhiều người đã thành công nhờ việc làm giàu từ loại cây này.


Làm giàu từ Cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế là loại Cây Cảnh ý nghĩa

Vạn Tuế với thân thấp, tán lá kép lông chim được mọc tỏa tròn đặc trưng, luôn xanh bóng có mặt trong rất nhiều gia đình Việt. Không chỉ đẹp, Cây Vạn Tuế còn rất dễ trồng, dễ chăm sóc, là cây chịu bóng khá tốt nên có thể để trong nhà.

Cây Vạn Tuế còn có ý nghĩa phong thủy to lớn. Theo nhiều người, Cây Vạn Tuế là biểu trưng cho quyền lực, cho sức mạnh, cho sự uy nghiêm. Trồng Vạn Tuế trước nhà sẽ giống như có một đội quân bảo vệ cho ngôi nhà của bạn. Vạn Tuế là cây sống lâu năm nên nhiều người còn coi Vạn Tuế là biểu tượng của tuổi thọ, của sự trường tồn. Gia chủ trồng cây Vạn Tuế trong nhà không chỉ để lấy cảnh quan mà còn bởi những ý nghĩa phong thủy vô cùng to lớn mà nó mang lại.


Cây Vạn Tuế là loại Cây Cảnh ý nghĩa

Có thể làm giàu từ cây Vạn Tuế không?

Cây Vạn Tuế là loại cây trồng được hết sức ưa chuộng nên nhu cầu trồng Cây Vạn Tuế cũng khá nhiều. Trồng Vạn Tuế không tốn đất, lại dễ trồng, dễ chăm sóc nên được nhiều người chọn trồng thay vì các loại Cây Cảnh Khác. Giá Cây Vạn Tuế trên thị trường hiện nay thấp nhất khoảng 300.000đ/gốc non, có Cây Vạn Tuế có giá vài triệu đồng, thậm chí hàng chục, hàng trăm triệu đồng tùy thuộc vào độ to của gốc và tuổi thọ của cây.

Muốn Cây Vạn Tuế bán được giá thì gốc cây phải đẹp, cây phải khỏe mạnh mà không sâu bệnh. 


Có thể làm giàu từ cây Vạn Tuế không

Với giá trị kinh tế cao cùng việc dễ trồng, dễ chăm sóc và không tốn diện tích đất, cây Vạn Tuế hoàn toàn có thể được lựa chọn làm cây trồng để làm giàu.

CÓ NÊN TRỒNG CÂY VẠN TUẾ TRONG NHÀ KHÔNG?

Cây Vạn Tuế là loại Cây Cảnh Đẹp, mang nhiều ý nghĩa phong thủy to lớn, hơn nữa lại còn dễ trồng, dễ chăm sóc nên được nhiều người ưa chuộng. Rất nhiều gia đình thích sử dụng Cây Vạn Tuế để trồng trong nhà nhưng có nhiều thông tin cho rằng không nên trồng loại cây này trong phòng kín. Vậy có nên trồng Cây Vạn Tuế trong nhà không?


Có nên trồng Cây Vạn Tuế trong nhà không

Tại sao Cây Vạn Tuế được ưa chuộng trồng trong nhà?

Cây Vạn Tuế là loại Cây Cảnh được ưa chuộng để trồng ở trong nhà bởi vì:

  • Vạn Tuế là cây ưa bóng, có thể dễ dàng sống ở những nơi có ít ánh sáng mà vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc nên trồng trong nhà thì không tốn nhiều thời gian, công sức.
  • Vạn Tuế là cây có ý nghĩa phong thủy to lớn. Đây là loại cây biểu trưng cho quyền lực, sức mạnh, sự hưng thịnh nên rất được gia chủ ưa chuộng. Trồng cây Vạn Tuế trong nhà không chỉ tạo cảnh quan đẹp, gần gũi với thiên nhiên mà còn mang lại sự hưng phấn, thịnh vượng, thể hiện quyền lực của gia chủ và sự thịnh vượng của cả gia đình.
Với những lý do trên, Vạn Tuế được nhiều người lựa chọn để trồng trong chậu đặt trong nhà, trong văn phòng,…. Nhưng theo một số người, không nên trồng Cây Vạn Tuế trong phòng kín. Tại sao lại như vậy?


Tại sao Cây Vạn Tuế được ưa chuộng trồng trong nhà

Tại sao theo nhiều người không nên trồng Cây Vạn Tuế trong phòng kín?

Lời khuyên không nên trồng Cây Vạn Tuế trong phòng kín hoàn toàn có cơ sở bởi vì:

  • Trong Thân Cây Vạn Tuế có hợp chất alkaloids là chất độc có thể gây ung thư.
  • Trong Hạt Vạn Tuế còn chứa hợp chất cycasin là chất độc thậm chí có thể gây tử vong cho con người.
Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Chất độc sẽ chỉ phát ra môi trường trong trường hợp sử dụng tay để bẻ lá, để nghịch vỏ, hạt hay tác động vào thân cây,… Còn nếu bạn sử dụng Cây Vạn Tuế chỉ để làm cảnh và không tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận của cây thì không có vấn đề gì. Với những gia đình có con nhỏ thì không nên trồng Cây Vạn Tuế trong nhà mà có thể đặt ngoài sảnh hay trồng trong khuôn viên.


Tại sao theo nhiều người không nên trồng Cây Vạn Tuế trong phòng kín

Cây Xanh Gia Nguyễn là địa chỉ cung cấp Cây Vạn Tuế Giống chất lượng cao với giá thành phải chăng. Quý khách muốn Mua Cây Giống khỏe mạnh và được hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY VẠN TUẾ

Cây Vạn Tuế là loài cây rất quen thuộc đối với đời sống của người dân Việt Nam. Khi nhắc tới Cây Vạn Tuế chúng ta thường chỉ nghĩ đến loại Cây Cảnh Đẹp, được dùng để trang trí. Tuy nhiên Vạn Tuế không chỉ có công dụng đơn thuần như vậy. Bên cạnh công dụng làm Cảnh, một số bộ phận từ Cây Vạn Tuế còn là các vị thuốc đông y quý hiếm có, tác dụng chữa trị một số bệnh. Vậy tác dụng chữa bệnh của Cây Vạn Tuế là gì?


Tác dụng chữa bệnh của Cây Vạn Tuế

Công dụng chữa bệnh của Cây Vạn Tuế

Trong Đông Y, Vạn Tuế được coi là một vị thuốc quý. Các bộ phận như lá, thân, củ của cây đều được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau.


Công dụng chữa bệnh của Cây Vạn Tuế

Cụ thể là:

  • Lá cây Vạn Tuế có tính ôn, có vị ngọt, được sử dụng để cầm máu, giảm đau đối với vết thương hở. Người ta dùng lá để chữa những trường hợp bị chảy máu cam, chữa đau dạ dày, đau lưng, đau nhức xương khớp. Sử dụng 12g – 40g/ngày lá đốt thành than và uống hay sắc với nước rồi uống.
  • Lá cây sao khô được sử dụng để giải độc, có tính thu liễm chỉ huyết, giải độc chỉ thống. Người ta dùng lá cây trong trường hợp hỗ trợ điều trị các bệnh xuất huyết, viêm loét dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hay đau dây thần kinh, mất kinh nguyệt và ung thư.
  • Hoa Vạn Tuế có tác dụng bổ tinh, ích thận. Người ta thường sử dụng hoa trong trường hợp hỗ trợ điều trị các bệnh như đau thượng vị, bạch đới, đau bụng kinh, di tinh.

Trong Đông Y, Vạn Tuế được coi là một vị thuốc quý

  • Hạt Vạn Tuế dùng hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.
  • Hạt Vạn Tuế còn có tác dụng làm cho tinh khí lâu xuất và có tác dụng làm sạch khí hư của phụ nữ. Người ta sử dụng hạt trong trường hợp khí hư ra nhiều hay hoạt tinh bằng cách dùng 1 – 2 hạt/ngày để sắc nước uống.
  • Rễ cây dùng trị các bệnh lao phổi, đau lưng, bạch đới, đau răng, chấn thương hay thấp khớp,….
Hiện nay, Các vị thuốc Đông Y được bày bán tràn lan khiến chúng ta dễ dàng mua phải hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cách tốt nhất là mua Cây Vạn Tuế tự trồng tại nhà, vừa làm đẹp cảnh quan lại vừa có thuốc chất lượng sử dụng.

Ý NGHĨA PHONG THỦY CỦA CÂY VẠN TUẾ

Cây Vạn Tuế có lẽ không phải là một loại cây trồng xa lạ đối với mỗi chúng ta. Chúng ta có thể bắt gặp loại cây này trong nhà, trong văn phòng, ngoài sảnh, ngoài ban công, ngoài sân vườn, sân trường,… Vạn Tuế được yêu thích bởi vẻ ngoài đặc sắc hiếm có loại Cây Cảnh nào so bì được, cũng có nhiều người lựa chọn vì ý nghĩa phong thủy của Cây Vạn Tuế.


Cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế là cây gì?

Cây Vạn Tuế là loại Cây Cảnh quen thuộc được rất nhiều người yêu thích tại Việt Nam. Loại cây này không chỉ có khả năng sống lâu, được coi là linh hồn của người Việt mà còn có hình dáng rất đẹp – độc – lạ, hầu như ai nhìn cũng phải say mê.

Một số đặc điểm nổi bật của Cây Vạn Tuế

  • Thân có hình trụ, không phân cành, cao từ 2m – 3m, đôi khi hơn. Trên thân có vỏ gồm nhiều gai do Lá Vạn Tuế rụng đi mà thành.
  • Lá cây mọc thành vòng và mọc dày đặc ở đỉnh thân.
  • Lá hình lông chim, dài đến 2m, lá nhỏ thuôn ở đầu, phiến lá màu xanh đậm, cứng và nhẵn bóng.
  • Hoa Vạn Tuế đơn tính khác gốc: Nón đực nhỏ, hẹp, dài 25 – 28cm, rộng 4cm. Nón cái có dạng phiến và dài tới 20cm. Nón đực bao gồm nhiều vẩy có mang nhiều túi phấn còn nón cái mang nhiều tâm bì. Mặt dưới nón cái mang một số noãn cầu. Hạt vạn tuế có hình trái xoan dẹt và non đồng thời có lông nhẵn màu da cam.

Một số đặc điểm nổi bật của Cây Vạn Tuế

Ý nghĩa phong thủy của Cây Vạn Tuế

Trong phong thủy, Cây Vạn Tuế được xếp vào TOP 5 loại cây mang ý nghĩa quyền lực nhất. Loại cây này có một số ý nghĩa phong thủy như sau:

  • Cây Vạn Tuế là một trong số những Cây Cảnh sống lâu năm nhất nên là biểu tượng cho tuổi thọ, sự trường tồn.
  • Cây Vạn Tuế có dáng đứng hiên ngang, uy nghiêm như một vị anh hung ngoai phong, lẫm liệt. Ngay từ cái tên Cây Vạn Tuế cũng đã là biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực tập trung.
  • Cây Vạn Tuế tươi tốt, xanh mướt còn là biểu trưng của sự hưng thịnh, khi trồng trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và an yên cho gia chủ.

Ý nghĩa phong thủy của Cây Vạn Tuế

  • Nhiều người còn coi hàng Vạn Tuế trước nhà chính là một đoàn quân đứng gác để bảo vệ ngôi nhà luôn an yên.

GIỚI THIỆU VỀ CÂY VẠN TUẾ



Tên phổ thông : Vạn Tuế
Tên khoa học : Cycas Revoluta
Họ thực vật : Thiên tuế – Cycadaceae
Nguồn gốc xuất xứ : Các nước Châu Á nhiệt đới
Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán , lá: Vạn Tuế là cây thường xanh quanh năm, thân hình trụ thẳng, cao 2-3m, ít chia nhánh. Lá dài đến 2m hình lông chim, cuống có gai, lá nhỏ thuôn về phía gốc và đỉnh. Lá mọc thành vòng, dày đặc ở đỉnh thân. Phiến lá nhẵn bóng màu xanh đậm, cứng, đầu có gai nhọn.

Hoa, quả, hạt: Hoa nở trên ngọn của thân cây. Nón đực hẹp dài, nón cái dạng phiến lớn có lông màu hung vàng dày. Phần không sinh sản rộng, mép chia thành nhiều dải hẹp, cong, nhọn. Hạt hình trái xoan dẹt, non có lông nhẵn màu da cam.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: chậm

Phù hợp với: Cây ưa sáng, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt, trồng gốc sâu. Nhu cầu nước thấp, có thể chịu hạn tốt. Nhân giống từ hạt hoặc tách cây con.

Cây Vạn Tuế là một loài thực vật xanh tốt quanh năm. Cây phù hợp trồng để làm cảnh, trồng ngoại thất các tòa nhà, công trình công cộng, hoặc trồng trong các chậu, khay cỡ đại để trang trí các sảnh ngoại thất.

Chậu Cây Vạn Tuế cũng hay được đặt ở hai bên cửa chính của các tòa nhà, nhà hàng, khách sạn, vì được coi là loại cây quý, góp phần phù trợ cho công việc kinh doanh của chủ nhân.